Sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu là gì? Tính chất và các thông tin liên quan của 2 khái niệm này có gì đặc biệt cần lưu ý? Cùng tìm hiểu cùng chúng tôi thông qua bài viết này nhé!
Khái niệm giữa thương hiệu và nhãn hiệu
Sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu: Khái niệm giữa thương hiệu và nhãn hiệu
Theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới WIPO, thương hiệu là dấu hiệu để phân biệt một sản phẩm thuộc 1 tổ chức hay cá nhân nào đó (tự sản xuất hoặc cung ứng bởi 1 đơn vị). Ví dụ như 1 số thương hiệu điển hình hiện có trên thị trường như Nestle, Unilever, Chanel, Gucci, TH True Milk,…
Còn nhãn hiệu là tên riêng của các sản phẩm với mục đích phân biệt loại mặt hàng, phân loại các thương hiệu với nhau để nhận dạng tên tuổi và giúp khách hàng nhận biết loại sản phẩm mình mua. Ví dụ như 1 số nhãn hiệu như Milo, Omo, Suft, Dove, Hảo Hảo,…
Nói một cách tóm gọn, các nhãn hiệu sẽ gộp lại các yếu tố cấu thành thương hiệu. Ví dụ như trong thương hiệu Acecook có các nhãn hiệu như mì tôm Hảo Hảo, phở Đệ Nhất, mì lẩu Thái, mì Modern,… Hay thương hiệu Unilever có những nhãn hiệu như Sunsilk, Omo, Sunlight, Comfort,…
Khi nhắc đến thương hiệu là nhắc đến hình dung về hàng hóa, đặc trưng của những sản phẩm trong tâm trí của khách hàng. Ví dụ như nhắc đến Gucci là nhắc đến các sản phẩm thời trang, phụ kiện cao cấp, có đặc trưng riêng về chất liệu, phong cách; hay nhắc đến Apple là nhắc đến các sản phẩm điện tử: điện thoại Iphone, máy tính Macbook, đồng hồ Apple Watch,… sang chảnh; hay nhắc đến Traphaco là nhắc đến các sản phẩm thuốc hoạt huyết dưỡng não, bổ gan Boganic,…
Trong khi đó, nhãn hiệu là tên, hình ảnh, từ ngữ, logo,… minh họa giúp khách hàng nhận diện được vẻ bề ngoài của sản phẩm đó. Từ đó biết đến và quyết định lựa chọn có mua sản phẩm cho lần tiếp theo hay không.
Bạn muốn sản xuất nước uống đóng chai theo yêu cầu riêng? Bạn đang tìm một nhà sản xuất gia công nước uống đóng chai uy tín, chất lượng? Đến với Agaru, chúng tôi sẽ mang tới cho khách hàng dịch vụ gia công nước uống đóng chai, sản phẩm nước uống đóng chai theo yêu cầu thương hiệu riêng tốt, chất lượng, tinh tế nhất.
Tính chất của thương hiệu và nhãn hiệu
Sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu: Tính chất của thương hiệu và nhãn hiệu
Tính chất của thương hiệu và nhãn hiệu cũng có sự khác nhau. Có các cách nhận dạng, phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu dựa trên những tính chất đặc trưng như sau:
- Thương hiệu là tên của công ty, doanh nghiệp mẹ, có tên trong giấy tờ pháp lý, đăng kí kinh doanh. Thương hiệu là cái vô hình, chỉ hiểu và cảm nhận mà không thể thấy được dựa trên những dấu hiệu bằng mắt thường như nhãn hiệu. Ví dụ khi ai đó nói rằng: “Sản phẩm này đã có thương hiệu” thì nghĩa là người ta liên tương tới các yếu tố tạo nên danh tiếng cho sản phẩm đó, bao gồm như độ uy tín, chất lượng sản phẩm, giá thành, định hình nhãn hiệu, chăm sóc khách hàng,…
- Nhãn hiệu được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, chữ cái, logo nhận diện, hoặc là kết hợp tất cả những điều trên để khách hàng nhận biết bằng thị giác. Ở 1 số nước, luật cho phép công nhận nhãn hiệu của sản phẩm bằng mùi hương, như ở Hoa Kì, Pháp,… đối với các sản phẩm mang tính chất đặc trưng như nước hoa, tinh dầu, xà phòng, nước giặt, nến thơm,…
Ví dụ: Các hãng xe máy của Honda mang nhiều loại nhãn hiệu dựa trên đặc tính sản phẩm: Air Blade, Vision, Wave RSX, SH, Lead…; các sản phẩm chất tẩy rửa hóa học của Unilever mang nhiều loại nhãn hiệu sản phẩm như Close-up, Omo, Comfort, Cif,…
Đọc thêm:
Cách xây dựng thương hiệu cá nhân
Định giá thương hiệu và nhãn hiệu
Sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu: Định giá thương hiệu và nhãn hiệu
Việc định giá thương hiệu và nhãn hiệu đã có quy định luật riêng cụ thể nhằm bảo vệ pháp lý cho chủ sở hữu và theo quy định quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ.
-Nhãn hiệu: được cũng được coi là một tài sản khi chính nó đã được xác lập quyền thông qua việc Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Văn bằng bảo hộ. Một tài sản thì có thể định giá được, vậy nên nhãn hiệu cũng có thể định giá được.
-Thương hiệu: được coi là một tài sản vô hình. Mặc dù pháp luật Việt Nam chưa chính thức công nhận và có quy định cụ thể, tuy nhiên tài sản vô hình thì không thể định giá một cách dễ dàng được. Việc tính toán giá trị thương hiệu do các tổ chức dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực định giá thương hiệu thực hiện. Nó phải được định giá thông qua bước sau:
- Phân khúc thị trường
- Phân khúc tài chính
- Phân tích nhu cầu
- Tiêu chuẩn cạnh tranh
Như vậy là thông qua bài viết, chúng ta đã có thể phân biệt sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu. Có thể nói nhãn hiệu là vẻ bề ngoài, còn thương hiệu là phần hồn của sản phẩm nào đó của doanh nghiệp. Xây dựng nhãn hiệu để tạo tiền đề cho việc phát triển thương hiệu, tạo cho đứng trong thị trường và gần gũi hơn với người tiêu dùng. Để có được thành công bền vững, doanh nghiệp cần phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu và phát triển đồng thời chúng. Hãy tận dùng điều này để có thể xây dựng và phát triển nó thật hiệu quả các bạn nhé.
Các blogs liên quan:
Bạn đã đặt hàng? Click ngay vào biểu tượng Zalo bên cạnh !
Bạn có câu hỏi? Click vào biểu tượng điện thoại bên cạnh phải !